Chào các bạn!
Với những gì mà chủ topic đã nêu ra, thì quan điểm của tôi là trong trường hợp trên, ông H chẳng phạm tội nào cả.
- Về tội bức tử thì đa só các bạn chắc đều thống nhất là khôn phải. Nhưng tôi cũng muốn khẳng định lại nó khon phải. Bởi lẽ văn phạm của Điều 100 BLHS nói lên rằng, hành vi của một người chỉ bị coi là phạm tội bức tử khi người đó có một trong những hành vi là: đối xử tàn ác với nạn nhân, thường xuyên ức hiếp nạn nhân, ngược đãi đối với nạn nhân và làm nhục nạn nhân. Còn về phía nạn nhân thì nguyên nhân dẫn đến việc họ tự sát phải là do hành vi của người phạm tội.
Theo như những gì topic nêu thì những hành vi của ông H chẳng có hành vi nào thỏa mãn dấu hiệu của một trong những hành vi đã liệt kê ở trên cả. Nên ông H không phạm tội bức tử
- Còn tội phạm theo Điều 102 BLHS, trước hết về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó chết.
Như vậy đối với tội phạm này, về phía nạn nhân phải là người thực sự đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tức là họ đang ở trong trường hợp sắp bị chết mà nếu có được sự cứu giúp của người khác thì họ sẽ không bị chết. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng phải là tình trạng đang thực tế xảy ra, chứ không phải là đang diễn ra trong ý nghĩ của họ.
Nhưng ở trong tình huống nêu ra thì bà N có thực sự ở trong tình trạng này đâu. Cả về lý luận cũng như thực tiễn, chẳng ai có thể căn cứ vào lời đe dọa sẽ tự tử của một người để xác định là họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cả. Và chỉ với lời đe dọa đó, thì nghĩa vụ cứu giúp của ông H không được đặt ra. Bởi ông không có nghĩa vụ phải nhận biết và cũng không thể nhận biết bà N có tự tử thật hay không.
Cũng lưu ý với các bạn là những gì tôi phân tích ở trên chỉ giới hạn trong khuôn khổ những gì được nêu ra trong topic. Còn trong thực tiễn có thể khác, việc ông H có phạm tội không cứu giúp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của sự việc để xác định bà N có thực sự rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay không; phụ thuộc vào không gian, thời gian để xác định ông H có khả năng, điều kiện để cứu giúp hay không và nếu có thì ông có thực hiện hành động gì để cứu giúp hay không.
Ví dụ như sau khi bà N dọa tự tử, bà đã leo lên cửa sổ để nhảy lầu. Ông H thấy vậy nhưng ông chỉ ngồi nhìn mà không có hành động gì cả hoặc còn thách thức bà N nhảy lầu thì ông mới phạm tội. Còn topic chỉ nói bà N dọa tự tử sau đó nhảy lầu qua cửa sổ chết thì lấy cơ sở nào để nói rằng ông H phạm tội.
Chào
KhacDuy25!
Đưa ra tình huống để thảo luận, chứ không phải đưa ra tình huống để đánh đó người khác. Hãy đưa ra quan điểm của mình đi để người khác còn thảo luận, chắc gì cái đáp án mà em đang cố tình thử thách người khác đã là đúng.
Còn nhớ vụ tranh chấp trâu không. Em cứ bảo
"Các bạn gần đúng rồi đấy, cố suy nghĩ thêm một tý nữa đi". Cuối cùng em đưa ra một cái đáp án chẳng được ai thừa nhận, vì nó chẳng đâu vào đâu cả.
Trân trọng!